Những điều cần lưu ý khi sử dụng lao động là người nước ngoài

Ngày đăng: 06/05/2019 bởi admin8x
  1. Giải trình như cầu sử dụng lao động cho người nước ngoài với chủ tịch UBNN cấp tỉnh (thành phố)

Ít nhất 30 ngày trước khi người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc, người sử dụng lao động sẽ xác định nhu cầu sử dụng người lao dộng nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo với Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Sau đó Chủ tịch UBND cấp tỉnh (thành phố) có văn bản chấp thuận cho từng người sử dụng lao động về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc. Việc giải trình để xin chấp thuận về việc sử dụng lao động nước ngoài là điều bắt buộc phải thực hiện trước khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo với Chủ tịch UBND cấp tỉnh ( thành phố)

  1. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Quy định  theo Điều 7, Mục 2, Nghị đinh 11/2016 NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật lao động lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam về các trường hợp Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động, gồm:

a) Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;

b) Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;

c) Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

d) Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;

đ) Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;

e) Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư;

f) Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

g) Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước vềlao động cấp tỉnh;

i) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

 

  1. Xử phạt vi phạm

Nếu người lao động nước ngoài làm việc tại tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 22, Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

a. Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

– Làm việc nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

– Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.

b. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật.

c. Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:

– Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

– Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

– Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

 

  1. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
  2. Thủ tục bắt buộc cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Xem trên trang “Thủ tục bắt buộc cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0936217798 hoặc 089 6615599‬